Pharmed
Menu
Close
  • English
  • Tiếng Việt
  • Thông tin triển lãm
  • Nhà triển lãm
    • Đăng ký tham dự
    • Đăng ký dịch vụ trực tuyến
    • Catalogue
  • Khách tham dự
    • Tìm kiếm theo nhà triển lãm
    • Tìm theo sản phẩm
  • Khách tham quan
    • Đăng ký tham quan
    • Hẹn với nhà triển lãm
    • Bản đồ
    • Đặt phòng khách sạn
    • Sơ đồ mặt bằng
    • Chương trình triển lãm
  • Tin tức
    • Thư viện ảnh
    • Video
    • Tin tức
    • Kết quả triển lãm
  • Catalogue
Pharmed Pharmed
  • Trang chủ
  • Liên hệ
  • English
  • Tiếng Việt
  • Thông tin triển lãm
  • Nhà triển lãm
    • Đăng ký tham dự
    • Đăng ký dịch vụ trực tuyến
    • Catalogue
  • Khách tham dự
    • Tìm kiếm theo nhà triển lãm
    • Tìm theo sản phẩm
  • Khách tham quan
    • Đăng ký tham quan
    • Hẹn với nhà triển lãm
    • Bản đồ
    • Đặt phòng khách sạn
    • Sơ đồ mặt bằng
    • Chương trình triển lãm
  • Tin tức
    • Thư viện ảnh
    • Video
    • Tin tức
    • Kết quả triển lãm
  • Catalogue

Chung tay giải quyết kháng kháng sinh tại Việt Nam

  • Post
  • Tweet
  • Share

Kháng kháng sinh đang là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu, việc đẩy lùi tình trạng này cần sự hợp tác, đồng hành từ nhiều phía.

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ kháng kháng sinh cao ở Châu Á. Thống kê tính đến ngày 21/11/2020 cho thấy tỉ lệ sử dụng kháng sinh không đúng đơn ở nước ta lên tới 91% ở khu vực nông thôn, 88% ở khu vực thành thị.

Trong Hội thảo "Kháng kháng sinh: cơ hội và thách thức", do Viện Sức khỏe Môi trường và Phát triển bền vững (IEHSD) phối hợp cùng MSD Việt Nam tổ chức, tại Hà Nội, vừa qua, các diễn giả cho biết việc sử dụng kháng sinh không hợp lý tại các cấp của hệ thống chăm sóc sức khỏe, trong nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi và trong cộng đồng; sử dụng kháng sinh không đúng đơn khiến vấn đề kháng kháng sinh ngày càng phức tạp.

Các chuyên gia tại Hội thảo. Ảnh: MSD

Các chuyên gia tại Hội thảo. Ảnh: MSD

Bà Jenifer Cox – Tổng Giám đốc MSD Việt Nam, cho biết kháng kháng sinh đang là thách thức y tế lớn khiến những bệnh nhiễm trùng thông thường trở nên khó hoặc không thể điều trị, làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, chi phí điều trị cũng như nguy cơ tử vong.

"Kháng kháng sinh là một vấn đề phức tạp mang tính toàn cầu và không thể giải quyết được nếu không có hợp tác chặt chẽ đa ngành. 25 năm qua, MSD đã và đang phấn đấu tạo nên sự khác biệt về quản lý sử dụng kháng sinh thông qua những sáng kiến hợp tác công – tư", bà Jenifer Cox nói.

Nỗ lực hợp tác cũng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiên phong thông qua tuần lễ "Nhận thức về kháng kháng sinh toàn cầu" (18-24/11). WHO khuyến nghị cách tiếp cận "Một sức khỏe" (hay còn gọi là "One Health" gồm sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường), kêu gọi phối hợp hành động liên ngành nhằm làm chậm việc gia tăng và lan rộng của kháng kháng sinh để các kháng sinh hiện có vẫn phát huy hiệu quả lâu nhất có thể.

Tại Việt Nam, năm 2013, Bộ Y tế đã kết hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa ra Chương trình hành động quốc gia về phòng chống kháng kháng sinh. Chương trình kêu gọi sự hợp tác trong các lĩnh vực y tế, chăn nuôi thủy hải sản và thú y, cùng hành động để sử dụng kháng sinh hợp lý và dần cải thiện tình trạng đề kháng thuốc kháng sinh.

Hiểu được tầm qua trọng của việc chung tay đẩy lùi kháng kháng sinh, từ năm 2012, MSD triển khai chương trình Quản lý kháng sinh tại bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả, mức độ tuân thủ sử dụng kháng sinh tăng 14,5% và lượng sử dụng kháng sinh giảm đáng kể, giảm 1,3% chi phí cho kháng sinh vào năm 2015 so với các năm trước. Năm 2020, MSD hợp tác với Bộ Y tế mở rộng chương trình này ra 36 bệnh viện. Tới nay, sau hơn 10 năm triển khai, đã có hơn 46 bệnh viện tham gia vào chương trình.

Hầu hết các cơ sở y tế đang phải đối mặt với sự gia tăng các chủng vi khuẩn đa kháng, kháng nhiều loại kháng sinh, đặc biệt ở nhóm cephalosporin thế hệ 3, 4 và nhóm aminosid và fluoroquinolon. Ngoài gánh nặng tài chính do điều trị kéo dài, người Việt còn phải đối mặt với khả năng của một tương lai không có thuốc kháng sinh điều trị hiệu quả đối với một số bệnh nhiễm khuẩn, nhất là đối với phẫu thuật và cấy ghép mô.

 

Nguồn: https://vnexpress.net/chung-tay-giai-quyet-khang-khang-sinh-tai-viet-nam-4532373.html



Tin liên quan

  • 12th PHAMEDI Vietnam to draw 400 firms
  • Triển vọng ngành Dược năm 2022 được đánh giá sẽ tươi sáng hơn
  • Triển lãm Y tế Quốc tế Việt Nam 2019 hội tụ các công nghệ, kỹ thuật y dược hàng đầu
  • Nanocovax có thể được cấp phép khẩn cấp
  • Nơi trình diễn của các sản phẩm công nghệ Triển lãm Y tế Quốc tế Việt Nam lần thứ 13 – Pharmed & Healthcare Vietnam
Đăng ký gian hàng Đăng ký tham quan Đăng ký giao thương Đăng ký hội thảo

Tin Tức Mới Nhất

Phân tích thị trường thiết bị y tế Việt Nam, động lực tăng trưởng, xu hướng công nghệ, nhu cầu và triển vọng tương lai đến năm 2031

Phân tích thị trường thiết bị y tế Việt Nam, động lực tăng trưởng, xu hướng công nghệ, nhu cầu và triển vọng tương lai đến năm 2031

Công nghệ giúp giảm tải cho ngành y tế

Công nghệ giúp giảm tải cho ngành y tế

Doanh nghiệp xuất khẩu dược liệu sang Trung Quốc sẽ phải có đăng ký trước ngày 15/4/2023

Doanh nghiệp xuất khẩu dược liệu sang Trung Quốc sẽ phải có đăng ký trước ngày 15/4/2023

Quảng cáo

ads
Thông tin triển lãm Đăng ký tham dự Đăng ký tham quan triển lãm Tin tức Liên hệ
ADPEX JSC HCM Ofice: Rm. G3, Fosco bld., Số 6 Phung Khac Khoan str., Da Kao ward, D.1, HCM city, Vietnam.
Marketing Office: Rm. F21, 2 Phung Khac Khoan, Dist. 1, Ho Chi Minh City, Vietnam
Tel : +84 28 3823 9052 * Fax: +84 28 3823 9053

Hanoi Office: Rm. 310, 142 Le Duan street, Kham Thien Ward, Dong Da Dist., Hanoi.
Tel: +84 24 3516 2063 * Fax: +84 24 3516 2065

Email: [email protected] or [email protected]
© 2023 Adpex rights reserved Back to top